Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

DỊCH VỤ CỦA CLB GIẢI PHÁP NHANH.

Để giúp doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm trong hoạt động kinh doanh của mình, CLB Giải Pháp Nhanh sẽ thay mặt doanh nghiệp xử lý, giải quyết mọi vấn đề liên quan đến thuế thuế, kế toán, BHXH, BHYT, BHTN... một cách chuyên nghiệp và tin cậy nhất.

1. Dịch vụ Thuế:
-         Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng.
-         Lập hồ sơ, thủ tục xin hoàn thuế, giảm thuế, miễn thuế.
-         Lập báo cáo tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp quý
-         Lập các báo cáo về quyết toán thuế thu nhập Doanh nghiệp năm.
-         Tính, kê khai và xác định nghĩa vụ Thuế thu nhập cá nhân.



2. Dịch vụ Kế toán:
-         Dịch vụ làm kế toán tháng cho Doanh nghiệp.
-         Dịch vụ kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo kế toán cho Doanh nghiệp.
-         Ghi sổ kế toán, mở sổ kế toán, ghi chép, lên các báo biểu kế toán.
-         Lập báo cáo tài chính quý, năm.




3. Dịch vụ BHXH, BHYT
-         Tư vấn và thực hiện đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu
-         Tư vấn và thực hiện quản lý BHXH, BHYT, BHTN trọn gói


4. Dịch vụ kế toán, thuế, BHXH trọn gói
-         Báo cáo thuế GTGT hàng tháng
-         Báo cáo thuế TNCN hàng tháng, quý, năm
-         Báo cáo thuế TNDN hàng quý, năm
-         Báo cáo tài chính năm
-         Thực hiện sổ sách kế toán hàng tháng
+ Sổ nhật ký
+ Sổ cái các tài khoản
+ Sổ quỹ tiền mặt
+ Các sổ chi tiết như hàng tốn kho, công nợ, TSCĐ, Công cụ dụng cụ…




-         Thực hiện hồ sơ đăng ký đầu mỗi năm
+ Tờ khai thuế môn bài
+ Bảng thanh quyết toán hóa đơn
+ Tờ khai đăng ký hình thức kế toán
+ Bảng đăng ký khấu hao TSCĐ

-         Ngoài ra chúng tôi còn thực hiện các công việc sau:
+ Trực tiếp nộp báo cáo thuế
+ Làm việc với cơ quan thuế khi có yêu cầu
+ Tư vấn thủ tục đăng ký lao động, BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp
+ Tư vấn nghiệp vụ phát sinh để hợp lý hóa các chi phí mà doanh nghiệp thực tế đã chi nhằm giảm mức thuế phải nộp.
+ Tư vấn gỡ rối trong sổ sách kế toán
+ Tư vấn giải đáp những thắc mắc về thuế và kế toán.

5. Ngoài ra còn có các dịch vụ sau:
+ Thiết lập hồ sơ thuế ban đầu
+ Đặt in hóa đơn GTGT


+ Tư vấn thành lập doanh nghiệp,
+ Điều chỉnh giấy phép,
+ Giải thể doanh nghiệp
+ …

Trân trọng
Bùi Phương Tuyền
Chủ tịch
CLB Giải Pháp Nhanh

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

CÁC BƯỚC XÂY DỰNG QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG.

NHƯ ĐÃ NÓI, HÔM NAY MÌNH CHIA SẺ VỚI CÁC BẠN " 6 BƯỚC XÂY DỰNG QUY CHẾ LƯƠNG "


Bạn cần cụ thể hóa cơ chế trả lương bằng văn bản, công bố và áp dụng trong doanh nghiệp. Văn bản này thường được gọi là Quy chế trả lương hay quy chế tiền lương trong doanh nghiệp. Các bước xây đựng nên được tiến hành theo một trình tự như sau:

Bước 1: Xác định đơn giá và  Quỹ tiền lương kế hoạch cả năm.

Bạn cần dự báo doanh nghiệp cần phải chi bao nhiêu cho tiền lương và tỷ lệ trên doanh thu là bao nhiêu và đó chính là đơn giá tiền lương trong năm. Đơn giá này sẽ là cơ sở để bạn xác định lương cơ bản cho các nhóm chức danh, căn cứ để tính lương khoán trên doanh thu hay đơn vị sản phẩm.



Bước 2: Xây dựng hệ thống chức danh và hệ số dãn cách

Ở bước này, bạn cần liệt kê và nhóm các công việc có cùng tính chất, mức độ phức tạp và trách nhiệm thành một nhóm chức đanh. Việc này đòi hỏi cần có bản mô tả công việc và yêu cầu chi tiết cho từng vị trí chức danh theo các nhóm yếu tố cơ bản, ví dụ như:

Trình độ đào tạo, kinh nghiệm chuyên môn, kiến thức và kỹ năng cần có để thực hiện công việc. Tính trách nhiệm và áp lực trong các công việc thực tế đảm nhận. Trên cơ sở những yếu tố này, bạn xác định hệ số hoặc số điểm tương ứng với mỗi chức danh. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng đến hệ số dãn cách giữa các vị trí chức danh sao cho đảm bảo sự hợp lý giữa người cao nhất và thấp nhất trong công ty và các vị trí liền kề.




Bước 3: Xác định cách thức tính trả lương đến từng lao động

Với mỗi loại tính chất lao động, với mỗi bộ phận trong doanh nghiệp mà bạn có thể áp dụng một cách tính trả lương cho phù hợp. Lương cố định có thể áp dụng cho các vị trí hành chính, lương khoán áp dụng cho những vị trí trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc tạo ra doanh thu. Cũng có thể áp dụng cả hai cách tính lương, tức là vừa có phần lương cố định vừa có phần lương khoán nhằm tận dụng ưu điểm của cả hai hình thức.

Trả lương khoán có nhiều phương pháp, có thể trả trên kết quả khối lượng sản phẩm hoặc doanh thu trực tiếp cá nhân hoặc nhóm thực hiện, cũng có thể trên hệ số hoặc số điểm chức danh, cho bộ phận trực tiếp và gián tiếp sản xuất.

Điều cần lưu ý trong việc trả lương khoán hay còn gọi là trả lương theo kết quả công việc hoàn thành là bạn phải xác định một tỷ lệ hay đơn giá khoán phù hợp, có tính khuyến khích và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Bạn cũng nên đặt ra các mức hoàn thành công việc khác nhau, và ở mỗi mức cao hơn sẽ có tỷ lệ khoán thưởng bổ sung nhằm phát huy tối đa năng lực và khuyến khích người lao động đạt được thành tích cao hơn trong công việc.



Bước 4: Xây dựng hệ thống đánh giá hoàn thành công việc, khen thưởng xử phạt.
Đảm bảo tính khuyến khích và công bằng trong quy chế trả lương bạn cần xây dựng các tiêu chuẩn hoàn thành công việc, đặc biệt đối với những vị trí lao động ở khối văn phòng gián tiếp sản xuất. Việc này đòi hỏi bản mô tả công việc được xây dựng tương đối sát với thực tế, công tác lập và giám sát kế hoạch làm việc ở từng bộ phận, cá nhân được thực hiện triệt đế và nghiêm túc.

Mức độ hoàn thành công việc có thể được quy đổi thành các mức hệ số như 0,8 – 0,9 và tối đa là 1,0 tương ứng với loại lao động A, B, C. Một cách khác là căn cứ trên những lỗi sai phạm trong công việc như chất lượng, số lượng hoặc tiến độ hoàn thành công việc mà có điểm giảm trừ tương ứng.

Bước 5: Quy định về thời điểm và quy trình tính trả lương và các chính sách lương đặc biệt

Người lao động cần được biết rõ về quy trình tính lương và thời điểm họ được trả lương hàng tháng. Bên cạnh đó, quy chế cần xác định rõ các trường hợp trả lương khi người lao động được công ty cử đi học, lương làm thêm giờ, lương trong thời kỳ thai sản đối với lao động nữ…



Bước 6: Ban hành, áp dụng và liên tục đánh giá, sửa đổi, bổ sung Quy chế

Quy chế cần được viết ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Trước khi ban hành chính thức, Bạn cần họp phổ biến và lấy ý kiến của người lao động. Ở nhiều doanh nghiệp, ai nhận được gì và tại sao chính là nguyên nhân gây ra sự bất bình, đồn đại, mâu thuẫn và mất đoàn kết. Cơ chế lương càng rõ ràng, minh bạch thì tinh thần và động lực của nhân viên càng cao. Đừng giữ bí mật quy chế lương hoặc viết đánh đố người đọc. 




Mức trả cho mỗi người là bí mật nhưng cách tính lương của bạn phải rõ ràng và dễ hiểu. Người lao động cần biết bạn trả lương cho họ như thế nào. Mỗi người lao động trong Công ty phải biết rõ cách tính lương cho cá nhân, bộ phận mình. những chính sách khuyến khích, đãi ngộ của Công ty. 

Sau khi áp đụng, bạn luôn nhớ rằng cơ chế hoặc chính sách trả lương không thể là bất biến mà nó cần liên tục được xem xét, đánh giá và sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh và những yêu cầu mới.

Trân trọng!
Bùi Phương Tuyền
Chủ tịch
CLB Giải Pháp Nhanh

XÂY DỰNG CƠ CHẾ VÀ QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.

Cơ chế trả lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, uy tín của doanh nghiệp, môi trường làm việc này cơ hội thăng tiến…

1) Tại sao phải xây dựng cơ chế trả lương?

Cơ chế trả lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, uy tín của doanh nghiệp, môi trường làm việc này cơ hội thăng tiến… 


Một cơ chế trả lương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì được những cán bộ, nhân viên giỏi.

2) Các vấn đề cần xem xét trong việc xây dựng cơ chế trả lương
Để đảm bảo cơ chế trả lương phát huy tính hiệu quả trong thực tiễn, thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế, Bạn cần nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng tới các yếu tố sau:

Mặt bằng chung của xã hội của ngành và khu vực: Doanh nghiệp không chỉ chịu sức ép cạnh tranh về đầu ra của sản phẩm, dịch vụ mà còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các yếu tố đầu vào mà nhân lực luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất. 


Bạn phải xác định được mặt bằng mức lương bình quân của các vị trí lao động trong cùng ngành và trong cùng khu vực địa lý. Điều này giúp bạn đưa ra được các mức tiền lương cạnh tranh, có khả năng thu hút và lưu giữ nhân viên.

Quy định của pháp luật: Tìm hiểu và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về các vấn đề lao động trước khi xây dựng cơ chế trả lương là việc làm bắt buộc. 

Doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề như mức lương tối thiểu Nhà nước quy định hợp đồng và lương thử việc, lương thời vụ, lương trong kỳ thai sản, ốm đau, nghỉ việc…



Chính sách phát triển nhân lực của Công ty: Bạn phải xác định rõ được doanh nghiệp cần những loại lao động nào và bao nhiêu? Doanh nghiệp cần họ cống hiến cái gì và như thế nào? Và bạn sẽ làm gì để có?

Tính chất đặc thù công việc và mức độ ưu tiên đối với các vị trí chức danh: Hãy liệt kê và sơ bộ phân loại lao động trong doanh nghiệp theo đặc thù công việc và yêu cầu năng lực, trình độ khác nhau. 

Loại lao động hay nhóm vị trí chức đanh nào là then chốt trong doanh nghiệp, chịu sự cạnh tranh lớn nhất từ thị trường lao động và cần có mức độ ưu tiên thích đáng. 



Tuy nhiên, dù lương cao nhưng nếu trả lương cào bằng, không gắn với tính chất công việc, mục tiêu và kết quả lao động thì lại không phát huy hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. 

Việc phân loại lao động thành các nhóm có vị trí, tính chất công việc. mức độ trách nhiệm khác nhau để trả lương sẽ giúp bạn trong việc xác lập nên một cơ chế trả lương công bằng hơn.

Cách thức tính trả lương: Tuỳ thuộc vào đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn lựa chọn cách thức trả lương cứng hay khoán, hoặc đồng thời cả hai. 

Lương cứng là số tiền cố định mà doanh nghiệp trả lương cho người lao động hàng tháng tương ứng với vị trí chức danh công việc. Lương khoán là số tiền người lao động được hưởng trên khối lượng, số lượng và chất lượng công việc hoàn thành.


 Lương khoán có thể theo thời gian (giờ), hay trên đơn vị sản phẩm, hoặc trên doanh thu, thậm chí là lãi gộp trong tháng. Mỗi cách trả lương đều có ưu điểm riêng. 

Lương cứng đảm bảo cho người lao động cảm thấy yên tâm và ổn định trong công việc và cuộc sống, từ đó họ có thể toàn tâm, toàn ý với công việc. 




Lương khoán lại tạo ra động lực khuyến khích, phát huy tối đa năng lực của từng người, đo đếm dễ dàng và gắn liền với kết quả lao động thông qua căn cứ khoán. Thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên áp đụng cả hai cách trả lương này.

Quan điểm và ý kiến của người lao động: Thông qua trưng cầu ý kiến của người lao động, bạn có thể biết được ưu, nhược điểm của cơ chế trả lương hiện tại và những vấn đề cần khắc phục. Bạn có thể nắm rõ mong muốn nguyện vọng và quan điểm của họ về tính hợp lý, sự công bằng trong cách tính lương…

 Điều này, giúp bạn tránh được những sai lầm mang tính chủ quan, áp đặt. Mặt khác, làm cho người lao động cảm thấy được tôn trọng và việc trả lương là do chính họ xây dựng và quyết định.

Khả năng chi trả của doanh nghiệp: Vấn đề cuối cùng bạn cần xem xét là khả năng chi trả của doanh nghiệp. Lương là một bộ phận chi phí cơ bản ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Bạn cần tính toán tỷ lệ tiền lương hợp lý trên doanh thu kế hoạch để vừa đảm bảo trả lương đủ và khuyến khích được người lao động, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Cũng cần lưu ý, không phải lúc nào việc có lãi hay không và lãi bao nhiêu cũng là cơ sở đề trả lương. Nếu dự án kinh doanh của bạn đang trong giai đoạn bắt đầu thì sao

HÔM SAU MÌNH CHIA SẺ TIẾP CÁC BƯỚC XÂY DỰNG QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.
TRÂN TRỌNG

“ĂN CHẶN” THUẾ VAT


Dù quy định giá niêm yết là giá đã có VAT, phí dịch vụ phải tính trước thuế, nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ, cửa hàng bán lẻ vẫn “lơ” việc này. Người tiêu dùng vì không hiểu về cách tính thuế nên luôn bị thiệt thòi.

Chị Nguyễn Thanh Tâm ngụ ở quận 10, TP HCM, tối thứ bảy vừa qua cùng gia đình dùng thức ăn tại nhà hàng T.H (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa), với hóa đơn thanh toán gần 1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, trong phiếu tính tiền không phải là giá nhà hàng ghi trên menu và cũng không phải là giá ghi trên bảng hiệu.




“Ăn thêm”… 15%

Nếu cộng 5 món ăn mà gia đình chị Thanh Tâm gọi theo hóa đơn, thì giá tiền chưa đến 1,2 triệu đồng, nhưng nhà hàng cộng thêm gần 120.000 đồng tiền thuế giá trị gia tăng (VAT), cộng thêm phí dịch vụ 30.000 đồng. Như vậy, chưa tính tiền nước uống và bia, gia đình chị Tâm đã mất đến 150.000 đồng mà… không được báo trước.


Tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn tại các hộ kinh doanh nhỏ, các cửa hàng kinh doanh hàng quần áo và tiệm ăn uống. Tại quán ăn S. (đường Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận), dù thực đơn chỉ “niêm yết” giá 30.000 đồng một phần cơm, nhưng khi tính tiền, khách phải trả lên 33.000 đồng. Ngoài ra còn cộng thêm phí dịch vụ khoảng 1.500 đồng. Tổng cộng khách ăn một phần cơm trưa phải trả thêm 4.500 đồng “phụ trội” so với giá cơm quán niêm yết, mà không được giải thích lý do.



Theo tính toán của chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, kế toán viên, chuyên báo cáo thuế của công ty L.V (quận Bình Thạnh), người tiêu dùng đã mất gần 12% cho thực đơn nói trên. “Thuế đã tính trong giá niêm yết. Như vậy, 30.000 đồng đã bao gồm cả thuế VAT và phí dịch vụ. Nên trong trường hợp trên, nhà hàng “ăn thêm” 4.500 đồng của khách hàng. Nếu người tiêu dùng không lấy hóa đơn, thì nhà hàng còn “ăn” nhiều hơn”. Chị Thảo cũng cho biết, nhiều nơi tính phí dịch vụ đến 10%, và phí này tính sau thuế. Như vậy, người tiêu dùng sẽ mất khoảng 15% trên mỗi hóa đơn, nhưng không biết. 

Đổ lỗi thủ tục

Thực tế, nhiều người tiêu dùng không hề hay biết quy định về tính thuế, nên mặc cho người bán “muốn tính thế nào” tùy thích. Nhưng, một số người dù biết vẫn “bỏ qua”.  Chị Nguyễn Thanh Tâm, thạc sĩ MBA, giám đốc tài chính của một công ty kinh doanh mặt hàng trang trí nội thất có vốn của Hà Lan, khách hàng của tiệm T.H nói trên, đã không yêu cầu nhà hàng phải xuất cần hóa đơn, giải thích: “Mình có mã số thuế cá nhân từ năm  2009 nhưng giờ cũng chưa biết có được giảm thuế khi tiêu dùng hay không, nên lấy cũng chẳng để làm gì. Với lại, thủ tục hoàn thuế TNCN hiện vẫn khá phức tạp, nên tốt nhất là… bỏ qua”.
.



Bà Lê Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng, Cục Thuế TP HCM, cho biết, theo quy định, các hộ kinh doanh phải kê khai thuế trực tiếp, nghĩa là giá bán là giá đã có VAT và “du lịch phí” chỉ dành cho các dịch vụ khách sạn, du lịch, ăn uống, loại phí này phải tính trước thuế VAT. Lợi dụng sự “thiếu hiểu biết” của người tiêu dùng, các hộ kinh doanh, nhà hàng đã “nâng giá” theo kiểu đó. 

Bà Hương cũng cho rằng, một phần của việc để “doanh nghiệp” lợi cả đôi đường, vừa tính thuế VAT, vừa không xuất hóa đơn, còn do thủ tục hành chính về thuế TNCN hiện vẫn rườm rà và chưa thuận tiện. “Trong tương lai, khi tiêu dùng có hóa đơn, người tiêu dùng sẽ được giảm thuế, nhưng hiện nay chúng ta chưa có việc này”, bà Hương thừa nhận.
Theo Báo Đất Việt

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

NƠI BẮT ĐẦU CỦA NHỮNG THÀNH CÔNG VƯỢT BẬT!



Thuế là một vấn đề quan trọng và là mối quan tâm lớn trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong khi đó các luật thuế và quy định về thuế của Việt Nam chưa có sự thống nhất và ổn định cao, dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cập nhật và vận dụng linh hoạt các chính sách thuế. 


Với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, có trách nhiệm công việc cao và được tổ chức chuyên nghiệp CLB Giải Pháp Nhanh cung cấp dịch vụ: Quản lý tài chính Kế toán cho các doanh nghiệp như sau:

- Xây dựng, tổ chức công tác kế toán chuẩn cho doanh nghiệp.
- Dịch vụ làm kế toán thuế: Lập báo cáo thuế GTGT hàng tháng, thuế TNDN, Báo cáo tài chính ,
- Dịch vụ quyết toán thuế TNDN
- Dịch vụ làm thủ tục hoàn thuế GTGT cho mọi loại hình doanh nghiệp
- Dịch vụ BHXH, BHYT, BHTN
- Dịch vụ kê khai và  quyết toán thuế TNCN

CAM KẾT từ chúng tôi
1. Đảm bảo uy tín chất lượng dịch vụ mà chúng tôi cung cấp
2. Phương thức làm việc khoa học và hiệu quả nhất.
3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp tận tình
4. Giải quyết nhu cầu khách hàng một cách tối ưu là mục tiêu hàng đầu


  • Bạn hãy thư giãn thoải mái đã có chúng tôi đảm trách mọi vấn đề liên quan đến thuế và kế toán rồi!


Bùi Phương Tuyền
Chủ tịch
CLB Giải Pháp Nhanh

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA KẾ TOÁN

1. Hàng tháng, định kỳ, kế toán nhận chứng từ (bản chính hoặc bản sao) đã phát sinh trong tháng do Doanh nghiệp tập hợp về làm.

2. Xem xét, kiểm tra tính hợp pháp, chính xác của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu số liệu thông tin trên chứng từ kế toán với thực tế phát sinh.

3. Kiểm tra các chứng từ kế toán dưới góc độ hợp lý của kế toán và thuế, phát hiện các sai sót và điều chỉnh cho phù hợp.


4. Xử lý nghiệp vụ:
  • Cập nhật vào hệ thống sổ sách;
  • Kiểm soát công nợ phải thu, phải trả, tiền mặt, tiền gửi;
  • Theo dõi chi tiết từng vật tư, hàng hóa;
  • Tập hợp chi phí và tính giá thành của từng dịch vụ, hợp đồng theo thời điểm;
  • Lên tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn cuối tháng.
5. Lên cân đối phát sinh, lãi, lỗ, xác định kết quả kinh doanh hàng tháng.


6. Thay Doanh nghiệp nộp tờ khai, báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm.


 
7. Báo cáo về tình hình tài chính của công ty và cung cấp thông tin một cách kịp thời, tránh các sai sót, sai phạm tiềm tàng, vi phạm pháp luật.

8. Tư vấn cho doanh nghiệp để đưa các chi phí phát sinh thực tế của doanh nghiệp được vào chi phí hợp lý theo đúng luật thuế.



  9. Hoàn thiện hệ thống sổ cuối năm.


 10. Thay mặt Chủ doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế khi có yêu cầu.
Bùi Phương Tuyền
Chủ tịch
CLB Giải Pháp Nhanh